Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ

Nhà gỗ sự hoành tráng và tính khuếch đại có vẻ như xa lạ với kiến trúc cổ truyền của người Việt. Ngay cả những công trình dành cho thần, phật, người Việt xưa cũng có tỷ lệ con người (kích thước nhân chủng học và nhu cầu hoạt động của con người). Nhờ đó mà khu bước chân vào ngôi chùa hoặc ngôi đền, người ta không thấy sợ hãi mà cảm thấy đầy đủ cả sự thiêng liêng lẫn sự gần gũi. Thần và Phật cùng trú ngụ dưới mái, trong ngôi nhà người đời.
Vì thuận nhà gỗ Lim
Ngôi nhà gỗ, kiến trúc truyền thống của người Việt luôn được tạo dựng trên một quan điểm: cái đẹp trong sự tự nhiên; cái đẹp từ trong ra; cái đẹp gắn với chữ “tâm”. Kiến trúc ấy xa lạ với mọi biểu hiện phô trương, hình thức. Ngôi nhà gỗ quả là một sản phẩm của tự nhiên, lịch sử và tư duy kiến tạo Việt. Nó chính là đáp số của những bài tính được giải khi chưa xuất hiện những bộ môn sức bền vật liệu và tĩnh học công trình.
Nhà gỗ cái đẹp trong cái sự tự nhiên
Người Việt cổ truyền trong việc xây dựng nhà gỗ luôn đề cao tính chân thực, sự giản dị và tính chừng mực. Tính chân thực trước tiên ở thái độ ứng xử với vật liệu. Gỗ được sử dụng với những tính văng và vẻ đẹp vốn có, luôn luôn để mộc, sơn phủ hạn chế, chú yếu ở những nơi thờ tự. Không bao giờ thấy những nhân tố giả hoặc mô phỏng. Các phương tiện trang trí được sử dụng chừng mực thể hiện ở việc chạm khắc không lấn át kết cấu chịu lực. Màu sắc sử dụng hạn chế.

Ở những ngôi nhà gỗ xưa, chỉ ngự trị 2 màu: màu tự nhiên của gỗ và màu ngói. Trong khi đó, tính giản dị trong việc kiến tạo ngôi nhà gỗ của người Việt không đồng nghĩa với tính giản đơn. Để tăng vẻ đẹp, vẻ thanh thoát cho căn nhà gỗ, người thợ xưa thường tạo ra những đường soi nét và viền trên những xúc gỗ lặng câm, chạm lộng những đầu dư, gắn những bức chạm giữa những xà dọc và xà ngang.

Người thợ xưa kiến tạo ngôi nhà như thế. Người thợ nay làm nhà có đủ chất liệu, màu sắc, các kỹ thuật và kiểu cách. Lại thêm vô số món giả nữ: giả đá, giả gỗ, giả trụ, giả cột, giả mái, giả Tây, giả giàu… Người vẽ và người xây, huy động tuốt tuôt. Kiến trúc thành ra cũng bội thực. “Ngoái lại dĩ vãng, học các người thợ Việt cách tạo nêt cái đẹp, cái quý muôn thuở với những phương tiện hạn chế nhất, hiểu và đề cái cái đẹp, cái quý đích thực trong cái chân, cái mộc” theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính

Chủ xưởng Nhà gỗ

Nhà gỗ- Đồ thờ Tiến Hiền: Nguyễn Khắc Tiến
ĐC: Làng mộc cổ truyền xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
ĐT: 0433671071 – Di động : 0912 428 544

Nhà gỗ cổ truyền, Lưu truyền mãi mai sau

Nghề Làm nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ theo kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, trong kiến trúc Việt truyền thống, dù là nhà ở hay các công trình kiến trúc tín ngưỡng, nhất nhất đều là những ngôi nhà gỗ.
 Tính hoa làng nghề làm nhà gỗ

Người thợ xưa làm nhà gỗ, chỉ có trong tay gỗ và ngói. Gỗ to, chỉ to đến thế. Gỗ dài, chỉ dài đến thế. Ấy vậy mà cái nhà, lòng phải rộng cho đủ ở và đủ mát; mái phải rộng và dốc, cũng cho đủ kín và đủ mát. Chính vì thế, người thợ xưa vắt óc, làm bài tính kiến tạo không gian: cột, xà, kẻ, bẩy, câu đầu, con rường, cái đấu, hoành, rui, thượng lương…
Lắp dựng nhà gỗ Mít
 Lắp dựng nhà gỗ Mít
Kết cấu khung nhà gỗ
   Kết cấu khung nhà gỗ
Tính toán chọn lọc vẽ và trạm trổ hoa văn nhà gỗ
Người xưa đắn đo cẩn trọng, dụng khúc gỗ nào vào việc nào rồi định đoạt kích thước, theo cách tính của cha ông truyền cho. Tiếp đó, sắp xếp chúng lại. Thượng thu hạ thách, mấy chục cái cột, như những lực sĩ choãi chân, chụm đầu, níu dằng lấy nhau bởi những cánh tay – xà ngang, xà dọc. Ấy thế mà không gió bão nào suy suyển được.

Sự phân chia công năng, chịu lực và không chịu lực trong căn nhà gỗ của cha ông rất rành mạch. Tính kiến tạo thể hiện trong sự hiểu rõ các tính năng của gỗ và sự gắn kết các thành phần trong một không gian hợp lý đến mức tự nhiên. Không có gì là thừa. Hơn thế, nằng một hệ thức xác định kích thúc đúc kết qua các đời, các thành phần của cấu trúc nhà bao giờ cũng ăn khớp với nhau về tương quan kích thước. Chính điều này tạo nên sự hài hòa cho ngôi nhà gỗ, từ chi tiết đến tổng thể.

Điều đó chứng tỏ, về cấu trúc, ngôi nhà gỗ Việt Nam được dựng trên một sơ đồ không gian mạch lạc và được tính toán hợp lý từ mọi phương diện: hệ cột đặt trên các chân tảng; hệ xà ngang, xà dọc nối kết các cột thành bộ khung vững chãi trong không gian; bộ vì chồng rường (gồm những con chồng và các đấu) cùng kẻ bảy nối kết các hàng cột theo chiều ngang để tạo nên độc dốc cho hệ mái nhà.

Lễ gác sào cho nhà gỗ (thước tầm)
Lễ gác sào cho nhà gỗ (thước tầm)

Chủ xưởng Nhà gỗ

Nhà gỗ- Đồ thờ Tiến Hiền: Nguyễn Khắc Tiến
ĐC: Làng mộc cổ truyền xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
ĐT: 0433671071 – Di động : 0912 428 544 

Nhà gỗ Lim cổ 100 năm tuổi

 Nhà gỗ cổ tinh hoa nét đẹp truyền thống

Nhà gỗ của dòng họ Nguyễn Khương Thạc ở Xã Hữu Bằng Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội dựng từ năm 1686, được trao giải thưởng công trạng trong bảo tồn di tích
Nhà gỗ Lim
Nhà gỗ Lim
Khu nhà gỗ của dòng họ Nguyễn Khương xây dựng trong vòng 6 năm, gồm một khu thờ tự, một khu để ở, tiếp khách và bếp. Nhà trong ảnh vốn là nơi thờ tự của gia đình, còn nơi ở và tiếp khách là một nhà 5 gian khác phía sân trước mặt

Nét trạm trổ nhà gỗ đẹp tinh hoa nhất

Chi tiết hoa văn nhà gỗ được chạm trổ với hình tứ quí, hoa lá. Các họa tiết có sự đồng điệu giữa cột cái, cột quân và cột nghiêng trong một bộ vỉ kèo, từ đó dễ nhận biết được đặc trưng kiến trúc nhà ở dân gian Miền Bắc
Chí tiết trạm trổ nhà gỗ tinh xảo
Chí tiết trạm trổ nhà gỗ tinh xảo
 Tinh hoa đặc sắc bộ trạm trổ tứ quí của nhà gỗ

Bên trong nhà gỗ lim cổ

Các cây cột cái nhà gỗ làm từ gỗ lim có đường kính 90 cm, cao 4,3 m. Trải qua 300 năm, một số cột bị hư hỏng. Sau khi được Nhật hỗ trợ trùng tu, những cây cột này có thể trụ được vài trăm năm nữa.
Nhà gỗ Lim cột gỗ Lim
Nhà gỗ Lim với hàng cột lâu năm

Chủ xưởng Nhà gỗ

Nhà gỗ- Đồ thờ Tiến Hiền: Nguyễn Khắc Tiến
ĐC: Làng mộc cổ truyền xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
ĐT: 0433671071 – Di động : 0912 428 544

Nhà gỗ 5 gian thông hiên

 Thông Số kỹ Thuật của nhà gỗ

-Năm gian nhà gỗ có kích thước nhà như sau: Dạ tàu hiên trước khoảng cách thông sáng 2360 (Nhà Ông Canh xã Đồng Trúc, Thạch Thất , Hà Nội), khoán gian 2,5 m ( tính theo tim cột) , hè 1,8 m từ tim cột con đến dạ tàu. Lòng nhà 4,38m (từ tim cột con trước đến tim cột con sau) diện tích thông thuỷ từ tường trước đến tường hậu là 5,2m
Nhà gỗ Mít 5 gian thông hiên

-    Quy cách 3 gian giữa nhà gỗ :

Ba gian ngoài có 2 vì giữa kẻ truyền, gồm kẻ ngồi và kẻ hiên, trên cật câu trồng giường chóp theo mẫu, năm gian hiên thông nhau có bốn vì kẻ hiên và hai vì độc trồng giường theo mẫu. Năm gian trước có 5 buồn cửa, buồng giữa bốn cánh còn lại 2 cánh. Hai vì gian buốn có 2 chuồn cừa vào buồng đặt ở dưới xà lách phía trước ( theo mẫu) và hai chuồng cửa sổ ở 2 bên đốc buồng.

Ba gian giữa nhà gỗ

-    Phần nhà gỗ : 

Làm toàn bộ nhà bằng gỗ Mít lõi (mít ta), riêng hoành nóc, mài tàu, cửa, khuôn cửa làm bằng Lim Nam Phi
-    Khung nhà đanh giấy giáp nhẵn để mộc. Toàn bộ cửa và con song, sơn pu màu cánh gián, phần kim khí như khoá bản lề, clemon gia đinh cung cấp
Vì thuận nhà gỗ
                                                                          Vì thuận nhà gỗ

-    Yêu cầu kỹ thuất thợ căn cứ vào số đo kỹ thuật như dạ tàu khoán gian của nhà mẫu để tính toán mức thước sàm đóng đục trạm các chi tiết nhà ông Canh xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội

-    Gỗ yêu cầu đúng chủng loại Mít ta và Lim Nam Phi không được có rác mọt hấp hơi, mọt nước
-    Xưởng thợ làm tặng 1 tấm cuốn thư, 1 đôi câu đối, 1 bộ cửa võng
-    Bên B thực hiện lợp xây nóc, đắp hồi theo thiết kế( phần mái), đắp bờ nóc. Đắp hồi theo thiết kế phần mái của nhà mẫu.

Chủ xưởng Nhà gỗ 

Nhà gỗ- Đồ thờ Tiến Hiền: Nguyễn Khắc Tiến
ĐC: Làng mộc cổ truyền xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
ĐT: 0433671071 – Di động : 0912 428 544

Nhà gỗ Mít-Nhà gỗ đẹp nhất Miền Bắc

 Nhà gỗ Mít đẹp của ông Long Ba Vì

Nhà gỗ Mít của ông Long là trong một ngôi nhà ở Ba Vì - Hà Nội khiến người ta phải ngả mũ bái phục nếu được một lần ghé thăm. Không có gì là quá lời nếu xem đây là những ngôi nhà gỗ mít đỉnh nhất Việt Nam. Những ngôi nhà được thiết kế, thi công đúng kiểu truyền thống và tô điểm thêm những nét bản sắc địa phương qua tường đá ong độc đáo.
Nhà gỗ Mít
Toàn cảnh nhà gỗ Mít ông Long


















Quá trình lúc đang lắp dựng nhà gỗ Mít vàng óng những thân cột và chị tiết trạm cầu kỳ theo nối cổ truyền





















 Chi tiết cửa bức bàn theo nối Nhà gỗ cô truyền thống đục tùng trúc cúc mai

4. Nhà gỗ Tiến Hiền

Xường Nhà gỗ - Đồ thờ Tiến Hiền có 18 người thợ làm thường  xuyên tại Xưởng và hàng năm thi công trung bình từ 2 đến 4 công trình nhà gỗ.Các công trình văn hóa có kết cấu gỗ Nhà ở , nhà thờ họ có kết cấu bằng gỗ
5. Thông tin giá, khuyến mại
Thông thường cứ một dự án nhà gỗ xường Nhà gỗ - Đồ thờ Tiến Hiền chào giá rất cạnh tranh và sau khi làm lễ khánh thành nhà xưởng chúng tôi thường làm thêm cho chủ nhà một bộ cửa võng và một bức Hoành phi, Một đôi câu đối sơn son thếp bạc phủ hoàn kim.
6. Tên một số dự án đã thực hiện gân đây nhất
Nhà gỗ Lim 3 gian và hai trái  của ông Vũ Đức Vanh ở xã Thư Xuân, huyện Thái Thự, tỉnh Hưng Yên
Nhà Thờ họ Nguyên Gia ở thôn Thọ Tiến, Đông Hưng, Thái Bình
Đền thôn Bình Xá, xã Bình phú, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
Đền thôn Ngọc Nhĩ, Ba Vì, Hà Nội
Nhà thờ ông Thiết phố Đinh Tiên Hoàng, Sơn Tây, Hà Nội
Nhà thờ của ông Lý (Trung Tướng Bộ quốc phòng) xã Khánh Thanh, huyện Yên Thanh, Ninh Bình
Nhà ở ông Canh xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội...
7. Thông tin liên hệ
Chủ xưởng Nhà gỗ - Đồ thờ Tiến Hiền: Nguyễn Khắc Tiến
ĐC: Làng mộc cổ truyền xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tp Hà Nội
ĐT: 0433671071 – Di động : 0912 428 544